Đừng để trẻ sơ sinh bị giãn dạ dày vì sai lầm của mẹ

Số lượng trẻ sơ sinh nhập viện vì những trường hợp cấp cứu có vấn đề đến hệ tiêu hóa ngày càng tăng. Nguyên nhân chính là những sai lầm của các mẹ trong việc chăm sóc con mình không đúng cách. Mẹ cần phải làm gì để con mình phát triển một cách khỏe mạnh.

Tâm lý chung của các bà mẹ trong việc chăm sóc con

9 tháng 10 ngày háo hức đón chờ thiên thần nhỏ ra đời, kèm theo đó là những nỗi lo lắng về cách chăm sóc con như thế nào là tốt nhất, cách chăm sóc đó đối với mẹ là tốt nhưng không hẳn cách đó là đúng.

Đa số các mẹ thường hay đem con mình ra so sánh với “con nhà người ta” rồi tự tạo áp lực cho chính bản thân mình trong việc chăm sóc con và phải chịu thêm những áp lực khác tác động vào tâm lý.

Các bà mẹ thường hay phàn nàn về việc “cùng ngày tuổi sao con nhà người ta lớn hơn con mình”, bởi tùy vào mỗi đứa trẻ sẽ có kích thước dạ dày khác nhau và quan trọng hơn là khả năng hấp thụ các chất còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh

Trong những ngày đầu tiên khi bé chào đời, hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu, chủ yếu là ti sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch. Vấn đề các mẹ thường hay lo lắng liệu sữa mẹ trong thời gian đầu có đủ cung cấp cho con hay không, có nên bổ sung sữa ngoài, sữa mẹ ít không biết con ti đã đủ no chưa.

Dạ dày của trẻ sơ sinh lúc chào đời rất bé, to cỡ bằng một viên bi. Dạ dày của bé nằm ngang và cao, các lớp cơ còn yếu nên việc co thắt bất thường thường xuyên xảy ra khiến cho bé bị nôn trớ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì kích thước và dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh phát hiện như sau:

  • Ngày 1: có kích thước như một trái anh đào, có dung tích từ 5 ml – 7 ml, lượng sữa tương ứng với 1 – 1,4 muỗng cà phê cho mỗi lần ti.
  • Ngày 3: kích thước như một quả óc chó, dung tích của dạ dày từ 22 ml – 27 ml.
  • Ngày 7: dạ dày của bé có kích thước như một quả đào, khi này dung tích dạ dày từ 45 ml – 60 ml.
  • 10 ngày đến 2 tuần: từ 60 ml – 80 ml sữa, dạ dày sau 2 tuần phát triển chậm lại một chút.
  • 1 tháng – 6 tháng tuổi: có dung tích từ 80 ml – 150 ml, kích thước của dạ dày trong 1 tháng như một quả trứng gà. Trong giai đoạn này, hầu như dạ dày của bé không thay đổi.

Minh họa kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh

Dạ dày của bé có thật sự giãn

Chúng ta thật sự không biết được dạ dày của bé phát triển đến mức nào, chỉ nhận biết được nhờ vào khả năng ti, tần suất ti và khả năng tiêu hóa của bé.

Dạ dày của bé sẽ không có vấn đề gì nếu như mẹ biết cho bé ti đúng cách và đủ lượng sữa, đừng mang tâm lý sợ con ti không đủ hay là sợ con còi, thiếu chất mà cho bé ti nhiều. Một khi lượng sữa bé ti được vượt quá nhu cầu, kích thước dạ dày sẽ bị giãn ra, có thể sẽ ảnh hưởng một phần nào đó trong hệ tiêu hóa, kèm theo những triệu chứng về bệnh đau dạ dày ở trẻ sơ sinh.

Thường khi các bà mẹ sẽ không lường được lượng sữa khi cho con ti mẹ, nhưng khi bé có dấu hiệu sau khi ti như: không chịu ti thêm, ngó lơ ti mẹ, tâm trạng trẻ thoải mái hơn,… thì nên yên tâm là con mình đã đủ lượng sữa để lắp đầy dạ dày.

Hậu quả của việc giãn dạ dày ở bé

Do trẻ sơ sinh còn nhỏ, chưa biết nói, có vấn đề khó chịu trong người bé thường hay quấy khóc liên tục và kèm theo các dấu hiệu:

  • Sau mỗi lần ti các bé sẽ có hiện tượng nôn trớ, có thể bị nôn trớ lên mũi.
  • Có vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Bé không chịu ti.
  • Bé bị sụt cân, chậm phát triển.

Bé quấy khóc liên tục và có hiện tượng nôn trớ, ọc sữa

Mẹ cần làm gì khi bé có vấn đề về dạ dày?

Tùy theo từng độ tuổi khác nhau, mẹ sẽ có cách chăm sóc phù hợp. Đối với các bé có vấn đề về dạ dày cần có những thay đổi trong việc chăm sóc con:

  • Điều quan trọng nhất: là cho bé ti đúng tư thế, nếu cho bé ti bình thì vệ sinh bình và núm bằng trước sôi trước khi pha sữa, nên để đầu của bé cao hơn trong vòng 15 – 20 phút.
  • Cho bé ti đủ lượng sữa: trong vòng 24 giờ, mẹ cho bé ti từ 8 – 12 lần, khoảng cách cho mỗi lần ti là 2 giờ – 2 giờ 30 phút đối với sữa mẹ, 3 giờ – 4 giờ đối với nữa ngoài.
  • Khuyến khích ti sữa mẹ trong thời gian đầu, sữa mẹ không đủ cho bé ti mới bổ sung sữa ngoài để đảm bảo lượng sữa cho bé, tránh lạm dụng sữa ngoài vì các chất trong sữa ấy bé có thể không hấp thụ được hết gây ra rối loạn tiêu hóa.
  • Khi bé bị nôn trớ, ọc sữa mẹ cần làm sạch vùng miệng và mũi cho bé bằng trước ấm, cho bé nghỉ ngơi không cho ti ngay để dạ dày của bé ổn định lại rồi mới tiếp tục cho ti.
  • Không được dùng thuốc cho bé tùy tiện khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ, cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu, việc dùng thuốc không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột.

Sẽ không có vấn đề gì xảy ra nếu cho bé ti đúng cách, đúng tư thế và đủ lượng sữa